Sâu xám và biện pháp phòng trừ
Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014
1. Đặc điểm sinh học
![]() |
Sâu xám - Ảnh: baovethucvatphuyen |
Sâu xám có tên khoa học là Agrotis Ypslou thuộc họ ngài ăn đêm, bộ cánh vẩy.
Ngài có thân dài 1,6 - 2,4m, có hai cánh. Cánh trước ộng 4,2 - 5,4 cm, cánh có điểm các chấm nhỏ màu trắng, viền cánh màu đen, cánh màu nâu. Cánh sau màu tro và các cạnh gân màu nâu. Sâu xám nở ra trứng có màu vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu hồng rồi biến thành màu nâu. Trứng sẽ vỡ ra từ 3 - 15 ngày sau khi đẻ.
Sâu non trưởng thành dài 3,7 - 4,7 cm, có màu nâu xám hoặc màu nâu đen, trên mình chúng có nhiều vạch đen, đầu có hai điểm trắng. Sâu non khi nở sẽ ăn vỏ trứng rồi mới bò đi ăn lá cây. Sâu xám khi phát triển hết giai đoạn sâu sẽ hoá nhộng.
Nhộng sâu xám dài 1,8 - 2,4 cm, màu cánh gián, nhộng phát triển từ 1 - 3 tuần thì sẽ vũ hoá thành bướm. Nhộng hoá bướm thường vào lúc chập tối. Sau khi thành bướm thì ban ngày ẩn trong các kẽ đất nơi có vị trí chua, đến ban đêm bướm mới đi vào hoạt động, trứng được đẻ từng ổ trong các kẽ đất, trên mặt lá... Trong mỗi vụ rau, mỗi con bướm cái đẻ được khoảng 1000 trứng.
Sâu xám là loại ăn tạp, nó có thể ăn cả các loại cây thực phẩm, cây họ đỗ, cây thuộc họ hoa thập tự... Mỗi con sâu có thể cắn đứt một vài cây bắp cải, su hào, cà chua, khoai tây.
Sâu xám phá hoại cây trồng mạnh vào hai thời điểm đầu và cuối vụ. Sâu non có tập tính di chuyển mạnh, nếu khan hiếm thức ăn chúng có thể di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác gây nên sự tàn phá trên diện rộng. Mức độ tàn phá của sâu có liên quan đến thời tiết, mật độ gieo trồng, thời vụ... Vì vậy, việc diệt sâu cần chú ý đến các yếu tố trên.
2. Biện pháp phòng trừ.
- Trước khi trồng rau: đất ruộng cày bừa kỹ, làm sạch cỏ để diệt trừ các loại sâu bệnh ký sinh. Để trồng rau nên chọn chỗ đất cao ráo.
- Nên tháo nước cho ngập ruộng rau để diệt trừ các loại nhộng và sâu non. Nên tháo nước khi gieo trồng khoảng 1 tuần.
- Thường xuyên kiểm tra và phát hiện các loại sâu bệnh. Chú ý xem xét các kẽ đất để bắt và giết sâu, nhộng.
- Vì bướm thích mùi chua ngọt nên có thể dùng chua ngọt để bẫy bướm. Đặt các mùi chua ngọt vào chậu rồi đưa ra ruộng vào buổi tối để thu hút bướm. Sau đó dùng các loại lưới, vợt để bắt bướm.
- Biện pháp dùng thuốc hoá học không nên quá lạm dụng, nếu sâu nhiều quá thì nên phun vào những nơi có mật độ cao và chỉ nên phun thuốc vào gốc để tránh độc cho cây rau.
Theo HTH (Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại)
Chia sẻ:
Chia sẻ
Bệnh-giải-pháp,Giải-pháp-phòng-trừ
2014-01-02T17:39:00+07:00
2014-01-02T17:39:00+07:00
Loading...


CÁC BẠN CÓ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VUI LÒNG VIẾT VÀO Ô COMMENT DƯỚI ĐÂY
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét