Nhu cầu sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014
1. Nhu cầu sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp
1.1. Quá trình phát triển các kiến thức về dinh dưỡng cây trồng và sử dụng phân bón Phân bón đã được loài người sử dụng từ rất lâu đời (khoảng 3000 năm trước). Loại phân mà loài người sử dụng khi đó là các phân hữu cơ động vật (phân chuồng) rồi sau mở rộng các loại phân hữu cơ khác (phân xanh và tàn tích hữu cơ) vd: Trong sử thi của Odixe của Homes (900 – 7000 TCN) đã nêu việc bón phân cho ruộng nho.
Đến khoảng 400 năm trước công nguyên loài người biết cầy vùi tàn thể thực vật để làm tốt đất. Xênôphôn đã nêu biện pháp cày vùi tàn thể thực vật để làm tốt đất.
Théophrast (372 – 287 TCN) đã nêu biện pháp độn chuồng để giữ và nâng cao chất lượng phân chuồng. Théophrast đã sắp xếp phân chuồng theo thứ tự chất lượng giảm dần như sau: Người - Lợn - Dê - Cừu – Bò đực - Ngựa.
Giữa thế kỷ XVI, Bernard Palissy đã nêu vai trò của chất khoáng trong đất, tro của cây có nguồn gốc từ đất.
Đến đầu thế kỷ XIX, loài người vẫn lầm tưởng rằng cây trồng hút thức ăn trực tiếp bằng mùn, do chịu ảnh hưởng của thuyết dinh dưỡng mùn của Aristot.
Năm 1840, Liebig (nhà bác học người Đức) đưa ra thuyết dinh dưỡng khoáng của thực vật, thuyết này cho rằng: “Toàn bộ giới thực vật đều được nuôi dưỡng bằng các nguyên tố vô cơ hay nguyên tố khoáng. Phân hữu cơ không tác động trực tiếp đến cây qua các chất hữu cơ trong phân bón mà gián tiếp qua sản phẩm phân giải của chất hữu cơ”. Liebig còn đưa ra Lý thuyết bón phân xây dựng trên cơ sở trả lại các nguyên tố dinh dưỡng cho đất sau này còn được gọi là Luật trả lại.
Ở Nga, D. I. Mendeleev đã hướng dẫn làm những thí nghiệm đầu tiên đối với phân hoá học ở những vùng khác nhau, đặt nền móng cho việc xây dựng mạng lưới phân bón sau này.
Những kết quả nghiên cứu và luận điểm dinh dưỡng cây trồng nói trên đã kích thích sự phát triển mạnh mẽ các công trình nghiên cứu về lĩnh vực phân bón. Nửa đầu thế kỷ XX Nông hoá học đã đem lại những thành tựu to lớn cho sản xuất nông nghiệp. Ở châu Âu nhờ sử dụng phân hoá học đã đưa sản lượng tăng gấp 3 lần so với trước khi có phân hoá học. Song do quá lạm dụng phân hoá học cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng (chất lượng sản phẩm kém, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người). Người ta nghi ngờ vai trò của phân hoá học, muốn loài người quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ. Nhưng nông nghiệp hữu cơ không thể đáp ứng yêu cầu của xã hội và người nông dân. Buộc loài người phải tìm đến nền nông nghiệp sinh thái bền vững hay thâm canh bền vững tổng hợp, thông qua việc sử dụng hợp lý phân hữu cơ và phân hoá học trong hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp (Integrated Plant Nutrition System - IPNS) hay quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng (Integrated Plant Nutrition Management - IPNM).
1.1. Quá trình phát triển các kiến thức về dinh dưỡng cây trồng và sử dụng phân bón Phân bón đã được loài người sử dụng từ rất lâu đời (khoảng 3000 năm trước). Loại phân mà loài người sử dụng khi đó là các phân hữu cơ động vật (phân chuồng) rồi sau mở rộng các loại phân hữu cơ khác (phân xanh và tàn tích hữu cơ) vd: Trong sử thi của Odixe của Homes (900 – 7000 TCN) đã nêu việc bón phân cho ruộng nho.
Đến khoảng 400 năm trước công nguyên loài người biết cầy vùi tàn thể thực vật để làm tốt đất. Xênôphôn đã nêu biện pháp cày vùi tàn thể thực vật để làm tốt đất.
Théophrast (372 – 287 TCN) đã nêu biện pháp độn chuồng để giữ và nâng cao chất lượng phân chuồng. Théophrast đã sắp xếp phân chuồng theo thứ tự chất lượng giảm dần như sau: Người - Lợn - Dê - Cừu – Bò đực - Ngựa.
Giữa thế kỷ XVI, Bernard Palissy đã nêu vai trò của chất khoáng trong đất, tro của cây có nguồn gốc từ đất.
Đến đầu thế kỷ XIX, loài người vẫn lầm tưởng rằng cây trồng hút thức ăn trực tiếp bằng mùn, do chịu ảnh hưởng của thuyết dinh dưỡng mùn của Aristot.
Năm 1840, Liebig (nhà bác học người Đức) đưa ra thuyết dinh dưỡng khoáng của thực vật, thuyết này cho rằng: “Toàn bộ giới thực vật đều được nuôi dưỡng bằng các nguyên tố vô cơ hay nguyên tố khoáng. Phân hữu cơ không tác động trực tiếp đến cây qua các chất hữu cơ trong phân bón mà gián tiếp qua sản phẩm phân giải của chất hữu cơ”. Liebig còn đưa ra Lý thuyết bón phân xây dựng trên cơ sở trả lại các nguyên tố dinh dưỡng cho đất sau này còn được gọi là Luật trả lại.
Ở Nga, D. I. Mendeleev đã hướng dẫn làm những thí nghiệm đầu tiên đối với phân hoá học ở những vùng khác nhau, đặt nền móng cho việc xây dựng mạng lưới phân bón sau này.
Những kết quả nghiên cứu và luận điểm dinh dưỡng cây trồng nói trên đã kích thích sự phát triển mạnh mẽ các công trình nghiên cứu về lĩnh vực phân bón. Nửa đầu thế kỷ XX Nông hoá học đã đem lại những thành tựu to lớn cho sản xuất nông nghiệp. Ở châu Âu nhờ sử dụng phân hoá học đã đưa sản lượng tăng gấp 3 lần so với trước khi có phân hoá học. Song do quá lạm dụng phân hoá học cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng (chất lượng sản phẩm kém, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người). Người ta nghi ngờ vai trò của phân hoá học, muốn loài người quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ. Nhưng nông nghiệp hữu cơ không thể đáp ứng yêu cầu của xã hội và người nông dân. Buộc loài người phải tìm đến nền nông nghiệp sinh thái bền vững hay thâm canh bền vững tổng hợp, thông qua việc sử dụng hợp lý phân hữu cơ và phân hoá học trong hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp (Integrated Plant Nutrition System - IPNS) hay quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng (Integrated Plant Nutrition Management - IPNM).
![]() |
Có bón phân thì cây trồng mới cho năng suất cao - Ảnh minh hoạ - Nguồn: hmnfoodco.com |
4.2. Tình hình sử dụng phân bón
4.2.1. Khái niệm về các chất dinh dưỡng và các loại phân bón cho cây trồng
Các công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: 92 nguyên tố hoá học của bảng tuần hoàn Mendeleep có trong thành phần của cây, trong đó có 15 nguyên tố được coi là quan trọng nhất, được chia ra thành các nhóm nguyên tố dinh dưỡng theo tỷ lệ tích luỹ trong cây giảm dần, gồm:
4.2.1. Khái niệm về các chất dinh dưỡng và các loại phân bón cho cây trồng
Các công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: 92 nguyên tố hoá học của bảng tuần hoàn Mendeleep có trong thành phần của cây, trong đó có 15 nguyên tố được coi là quan trọng nhất, được chia ra thành các nhóm nguyên tố dinh dưỡng theo tỷ lệ tích luỹ trong cây giảm dần, gồm:
Bảng. 1. 3. Các chất dinh dưỡng thiết yếu và có ích cho cây trồng
TT
|
Chất dinh dưỡng
|
Ký hiệu
|
Dạng cây hút
|
TT
|
Chất dinh dưỡng
|
Ký hiệu
|
Dạng cây hút
|
1
|
Carbon
|
C
|
CO2
|
11
|
Mangan
|
Mn
|
Mn++
|
2
|
Hydro
|
H
|
H2O
|
12
|
Bo
|
B
|
H3BO4,
BO3--
|
3
|
Oxy
|
O
|
O2, H2O
|
13
|
Kẽm
|
Zn
|
Zn++
|
4
|
Nitơ
|
N
|
NH4+,
NO3-
|
14
|
Đồng
|
Cu
|
Cu++
|
5
|
Lân
|
P
|
H2PO4,
HPO4--
|
15
|
Molipden
|
Mo
|
MoO42-
|
6
|
Kali
|
K
|
K+
|
16
|
Clo
|
Cl
|
Cl-
|
7
|
Canxi
|
Ca
|
Ca++
|
17
|
Natri
|
Na
|
Na+
|
8
|
Magiê
|
Mg
|
Mg++
|
18
|
Silic
|
Si
|
SiO3-
|
9
|
Lưu huỳnh
|
S
|
SO42---,
SO2
|
19
|
Coban
|
Co
|
Co+
|
10
|
Sắt
|
Fe
|
Fe++, Fe+++
|
20
|
Nhôm
|
Al
|
Al+++
|
Nguồn:IFA
Trong đó:
- Cacbon (C), hyđro (H), oxy (O): là các nguyên tố dinh dưỡng thuộc nhóm cây tích luỹ nhiều nhất, chiếm 92% trọng lượng chất khô của cây. Các nguyên tố này có sẵn trong thiên nhiên, cây hấp thụ chúng thông qua nước tưới và khí quyển.
- Nitơ (N), lân (P), kali (K), magiê (Mg), canxi (Ca), lưu huỳnh (S) là các nguyên tố dinh dưỡng chiếm 7,4% trọng lượng chất khô của cây. Đây là các nguyên tố thường không có nhiều trong tự nhiên nên phải quan tâm cung cấp nhiều cho cây trồng bằng phân bón. Trong đó:
+ N, P, K: là những nguyên tố thường tích luỹ trong cây với tỷ lệ vài % mà trong đất thường bị thiếu nên cây trồng cần được cung cấp thêm nhiều bằng phân bón. Vì vậy, các nguyên tố dinh dưỡng này là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, các phân chứa các nguyên tố này gọi là phân bón đa lượng.
+ Mg, Ca, S: là những nguyên tố chiếm tỷ lệ ít hơn trong cây (khoảng 1% TLCK), trong đất thường cũng không đủ cho cây trồng. Chúng là những nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, các phân chứa những nguyên tố này gọi là phân trung lượng.
+ Cu, Fe, Mn, Mo, B, Zn (Cl): là những nguyên tố chiếm tỷ lệ rất ít trong cây (0,6 % TLCK) nhưng có vai trò xác định không thể thay thế, đất cũng thường thiếu. Chúng là những nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, phân chứa những nguyên tố này gọi là phân vi lượng.
+ Na, Si, Co, Al: là những nguyên tố có ích cho một số cây.Vd: Si cần nhiều cho lúa, Na: Cần nhiều cho nhóm cây có củ.
- Cacbon (C), hyđro (H), oxy (O): là các nguyên tố dinh dưỡng thuộc nhóm cây tích luỹ nhiều nhất, chiếm 92% trọng lượng chất khô của cây. Các nguyên tố này có sẵn trong thiên nhiên, cây hấp thụ chúng thông qua nước tưới và khí quyển.
- Nitơ (N), lân (P), kali (K), magiê (Mg), canxi (Ca), lưu huỳnh (S) là các nguyên tố dinh dưỡng chiếm 7,4% trọng lượng chất khô của cây. Đây là các nguyên tố thường không có nhiều trong tự nhiên nên phải quan tâm cung cấp nhiều cho cây trồng bằng phân bón. Trong đó:
+ N, P, K: là những nguyên tố thường tích luỹ trong cây với tỷ lệ vài % mà trong đất thường bị thiếu nên cây trồng cần được cung cấp thêm nhiều bằng phân bón. Vì vậy, các nguyên tố dinh dưỡng này là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, các phân chứa các nguyên tố này gọi là phân bón đa lượng.
+ Mg, Ca, S: là những nguyên tố chiếm tỷ lệ ít hơn trong cây (khoảng 1% TLCK), trong đất thường cũng không đủ cho cây trồng. Chúng là những nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, các phân chứa những nguyên tố này gọi là phân trung lượng.
+ Cu, Fe, Mn, Mo, B, Zn (Cl): là những nguyên tố chiếm tỷ lệ rất ít trong cây (0,6 % TLCK) nhưng có vai trò xác định không thể thay thế, đất cũng thường thiếu. Chúng là những nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, phân chứa những nguyên tố này gọi là phân vi lượng.
+ Na, Si, Co, Al: là những nguyên tố có ích cho một số cây.Vd: Si cần nhiều cho lúa, Na: Cần nhiều cho nhóm cây có củ.
4.2.2. Tình hình sử dụng phân bón
Nhờ những lợi ích mà phân bón đã mang lại trong việc tăng năng suất, phẩm chất nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân mà trong 1 thế kỷ vừa qua ở trên thế giới, sản xuất và sử dụng phân bón hoá học đã tăng rất mạnh. Năm 1906, toàn thế giới chỉ sử dụng tổng lượng phân bón (N + P2O5 + K2O) là 1,9 triệu tấn thì đến năm 1999 đã sử dụng 138,22 triệu tấn.
Tuy nhiên việc sử dụng phân bón không hợp lý (về liều lượng, tỷ lệ, thời gian bón...) đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: chất lượng cây trồng giảm, ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí...Chính vì vậy trong những năm gần đây ở những nước phát triển có xu hướng giảm sử dụng phân bón, còn những nước đang phát triển lại có xu hướng tăng việc sử dụng phân bón.
- Ở Việt Nam, phân bón (phân hữu cơ) cũng đã được người nông dân sử dụng từ rất lâu đời và có xu hướng tăng dần.
Trước năm 1955 việc sử dụng phân bón ở nước ta vẫn còn rất ít chủ yếu là phân chuồng với lượng bón phân bón: 2,7-5,0 tấn/ha.
Thập kỷ 60: phong trào nghiên cứu và sử dụng phân hữu cơ (bèo dâu, điền thanh, than bùn, phân chuồng) vẫn là chủ yếu. Phân hoá họrc sử dụng với lượng ít mà chủ yếu là phân N,
Thập ký 70: phân hoá học chiếm hơn 40% tổng lượng bón, lân dần trở thành yếu tố hạn chế năng suất lúa.
Thập kỷ 80: phân hoá học chiếm 60-70% tổng lượng bón, phân kali dần dần trở thành yếu tố hạn chế năng suất lúa. Nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm về phân vi lượng đã xuất hiện, chứng tỏ đã đến lúc yêu cầu cung cấp chất dinh dưỡng toàn diện cho cây phải được đặt ra.
Thập kỷ 90: phân hoá học sử dụng chiếm 70-80% tổng lượng bón. K trở thành yếu tố hạn chế năng suất.
Nhờ những lợi ích mà phân bón đã mang lại trong việc tăng năng suất, phẩm chất nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân mà trong 1 thế kỷ vừa qua ở trên thế giới, sản xuất và sử dụng phân bón hoá học đã tăng rất mạnh. Năm 1906, toàn thế giới chỉ sử dụng tổng lượng phân bón (N + P2O5 + K2O) là 1,9 triệu tấn thì đến năm 1999 đã sử dụng 138,22 triệu tấn.
Tuy nhiên việc sử dụng phân bón không hợp lý (về liều lượng, tỷ lệ, thời gian bón...) đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: chất lượng cây trồng giảm, ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí...Chính vì vậy trong những năm gần đây ở những nước phát triển có xu hướng giảm sử dụng phân bón, còn những nước đang phát triển lại có xu hướng tăng việc sử dụng phân bón.
- Ở Việt Nam, phân bón (phân hữu cơ) cũng đã được người nông dân sử dụng từ rất lâu đời và có xu hướng tăng dần.
Trước năm 1955 việc sử dụng phân bón ở nước ta vẫn còn rất ít chủ yếu là phân chuồng với lượng bón phân bón: 2,7-5,0 tấn/ha.
Thập kỷ 60: phong trào nghiên cứu và sử dụng phân hữu cơ (bèo dâu, điền thanh, than bùn, phân chuồng) vẫn là chủ yếu. Phân hoá họrc sử dụng với lượng ít mà chủ yếu là phân N,
Thập ký 70: phân hoá học chiếm hơn 40% tổng lượng bón, lân dần trở thành yếu tố hạn chế năng suất lúa.
Thập kỷ 80: phân hoá học chiếm 60-70% tổng lượng bón, phân kali dần dần trở thành yếu tố hạn chế năng suất lúa. Nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm về phân vi lượng đã xuất hiện, chứng tỏ đã đến lúc yêu cầu cung cấp chất dinh dưỡng toàn diện cho cây phải được đặt ra.
Thập kỷ 90: phân hoá học sử dụng chiếm 70-80% tổng lượng bón. K trở thành yếu tố hạn chế năng suất.
4.3. Xu hướng phát triển nông nghiệp và sử dụng phân bón
Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới đã trải qua các hình thức phát triển nông nghiệp là:
+ Nông nghiệp hữu cơ (nền nông nghiệp sinh học): không dùng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật mà thay bằng phân chuồng, phân xanh, tàn dư thực vật, luân canh cho đất nghỉ để tái tạo độ phì của đất đồng thời dựa vào vi sinh vật đất và tạo điều kiện phát triển chúng nhằm cung cấp thức ăn cho cây.
Nền nông nghiệp này khó có thể đạt năng suất cây trồng cao, vì lượng phân có hạn, lại có nhiều hạn chế về khả năng cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu. Kinh nghiệm ở Việt Nam cho thấy, để đạt năng suất lúa 5 tấn/ha phải cung cấp 100 - 120 kg N/ha. Nếu chỉ bón bằng phân chuồng thì phải cần hơn 30 tấn/ha mới cung cấp đủ đạm tổng số (trong khi đó chúng ta chỉ cố thể bón trung bình 8-10 tấn PC/ha/năm). Theo Bùi Huy Đáp nếu dựa vào chăn nuôi thì lượng thóc sản xuất được trên 1 ha (5 tấn) vừa đủ để nuôi đàn lợn để có 30 tấn PC. Chính vì vậy nền nông nghiệp hữu cơ không thể đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày một tăng với yêu cầu ngày càng cao của con người.
+ Nông nghiệp thâm canh cao: là hình thức phát triển nông nghiệp đã diễn ra mạnh ở các nước có nông nghiệp phát triển trong thời gian 1950-1974 với việc hoá học hoá cao độ (sử dụng tối đa phân hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật) nhằm đạt năng suất cây trồng cao với thu nhập lớn nhất dẫn đến hiện tượng suy thoái môi trường và chất lượng sản phẩm nông nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng.
Đứng trước những hạn chế của nền nông nghiệp hữu cơ và nền nông nghiệp thâm canh cao đã đặt ra một vấn đề cho chúng ta đó là phải dùng phân hoá học như thế nào để vừa thâm canh cây trồng đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, đạt hiệu quả sản xuất cao mà không làm nguy hại tới môi trường.
Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới đã trải qua các hình thức phát triển nông nghiệp là:
+ Nông nghiệp hữu cơ (nền nông nghiệp sinh học): không dùng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật mà thay bằng phân chuồng, phân xanh, tàn dư thực vật, luân canh cho đất nghỉ để tái tạo độ phì của đất đồng thời dựa vào vi sinh vật đất và tạo điều kiện phát triển chúng nhằm cung cấp thức ăn cho cây.
Nền nông nghiệp này khó có thể đạt năng suất cây trồng cao, vì lượng phân có hạn, lại có nhiều hạn chế về khả năng cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu. Kinh nghiệm ở Việt Nam cho thấy, để đạt năng suất lúa 5 tấn/ha phải cung cấp 100 - 120 kg N/ha. Nếu chỉ bón bằng phân chuồng thì phải cần hơn 30 tấn/ha mới cung cấp đủ đạm tổng số (trong khi đó chúng ta chỉ cố thể bón trung bình 8-10 tấn PC/ha/năm). Theo Bùi Huy Đáp nếu dựa vào chăn nuôi thì lượng thóc sản xuất được trên 1 ha (5 tấn) vừa đủ để nuôi đàn lợn để có 30 tấn PC. Chính vì vậy nền nông nghiệp hữu cơ không thể đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày một tăng với yêu cầu ngày càng cao của con người.
+ Nông nghiệp thâm canh cao: là hình thức phát triển nông nghiệp đã diễn ra mạnh ở các nước có nông nghiệp phát triển trong thời gian 1950-1974 với việc hoá học hoá cao độ (sử dụng tối đa phân hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật) nhằm đạt năng suất cây trồng cao với thu nhập lớn nhất dẫn đến hiện tượng suy thoái môi trường và chất lượng sản phẩm nông nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng.
Đứng trước những hạn chế của nền nông nghiệp hữu cơ và nền nông nghiệp thâm canh cao đã đặt ra một vấn đề cho chúng ta đó là phải dùng phân hoá học như thế nào để vừa thâm canh cây trồng đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, đạt hiệu quả sản xuất cao mà không làm nguy hại tới môi trường.
+ Nông nghiệp thâm canh bền vững tổng hợp: (nền nông nghiệp sinh thái) Trong nền Nông nghiệp này cùng với giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, sử dụng phân bón (cả hoá học lẫn hữu cơ) cao, hợp lý về lượng, cân đối về tỷ lệ trong hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp (IPNM-IPNS), sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong hệ thống quản lý dịch hại (IPM), để vẫn đạt năng suất cây trồng cao với phẩm chất tốt đồng thời giảm tới mức tối đa những chất phế thải và mất chất dinh dưỡng để không làm ô nhiễm môi trường.
Đứng trước sức ép của sự tăng dân số (đất chật, người đông) nên để đảm bảo an toàn lương thực theo Uỷ ban dân số & Kế hoạch hoá gia đình năng suất lúa bình quân của nước ta ngày càng phải tăng mạnh.
Năm 1995 2000 2010 2025
Dân số (Triệu người) 75,0 82,6 95,0 116,0
NS lúa cần đạt (tạ/ha) 36,5 40,8 50,0 57,5
Vậy xu hướng phát triển nông nghiệp của Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là phát triển một nền nông nghiệp thâm canh bền vững tổng hợp - nền nông nghiệp sinh thái .
Đứng trước sức ép của sự tăng dân số (đất chật, người đông) nên để đảm bảo an toàn lương thực theo Uỷ ban dân số & Kế hoạch hoá gia đình năng suất lúa bình quân của nước ta ngày càng phải tăng mạnh.
Năm 1995 2000 2010 2025
Dân số (Triệu người) 75,0 82,6 95,0 116,0
NS lúa cần đạt (tạ/ha) 36,5 40,8 50,0 57,5
Vậy xu hướng phát triển nông nghiệp của Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là phát triển một nền nông nghiệp thâm canh bền vững tổng hợp - nền nông nghiệp sinh thái .
Chia sẻ:
Chia sẻ
Phân-bón,Vật-tư
2014-02-25T10:39:00+07:00
2014-02-25T10:39:00+07:00
Loading...


CÁC BẠN CÓ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VUI LÒNG VIẾT VÀO Ô COMMENT DƯỚI ĐÂY
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét