Bệnh hại phổ biến trên cây khoai tây, cà chua và biện pháp phòng trừ
Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014
Cà chua, khoai tây là những loại rau củ được trồng phổ biến trong vụ đông xuân ở miền Bắc nước ta. Vì đặc điểm khí hậu đông xuân, nắng ít, độ ẩm cao, mưa phùn nên sâu bệnh hại phát triển nhiều. Một số bệnh phổ biến trên cà chua, khoai tây gây hại nặng nề có thể tới 30 - 70% năng suất có thể kể đến như: bệnh mốc xương, xoăn lá, héo vàng, héo xanh,...
Để nâng cao năng suất cây trồng (cà chua, khoai tây) vụ đông, người trồng rau cần nắm rõ triệu chứng của các loại bệnh này. Từ đó đưa ra cách phòng, trị thích hợp nhất.
Dưới đây là đặc điểm một số bệnh cơ bản:
1. Bệnh mốc sương:
1.1. Triệu chứng
- Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây như: lá, thân, rễ, hoa, trái, củ.
- Trên lá: lúc đầu là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt ở mép lá. Sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt. Mặt dưới lá có lớp trắng xốp. Bệnh nặng làm toàn bộ phiến lá bị khô.
1.1. Triệu chứng
- Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây như: lá, thân, rễ, hoa, trái, củ.
- Trên lá: lúc đầu là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt ở mép lá. Sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt. Mặt dưới lá có lớp trắng xốp. Bệnh nặng làm toàn bộ phiến lá bị khô.
- Trên quả: vùng nhiễm bệnh có màu nâu đậm, cứng và nhăn. Khi trời ẩm ướt làm cho quả bị thối.
- Do nấm Phytophthora infestans gây ra.
- Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết ẩm và mát, nhiệt độ từ 18-220C.
- Nhiệt độ thích hợp nhất để bào tử nảy mầm hình thành bào tử động là 1-14°C. Còn ở nhiệt độ cao hơn 20°C thì nảy mầm hình thành ống mầm. Trên 28°C hoặc dưới 4°C bào tử không nảy mầm. Ở nhiệt độ 12-14°C, trong giọt nước bào tử bắt đầu nảy mầm sau 15 phút và sau 1 giờ tỷ lệ nảy mầm đã đạt tới 25-75%. Loại bào tử được hình thành trong điều kiện thích hợp, nhiệt độ dưới 18°C, độ ẩm cao thì càng có khả năng nảy mầm lớn. Tuổi bào tử càng non thì tỷ lệ nảy mầm càng cao, độ chua thích hợp để nảy mầm là pH = 5-5,5. Nấm xâm nhập vào cây qua lỗ khí hoặc trực tiếp qua biểu bì. Một bào tử nảy mầm hoặc bào tử động cũng có thể xâm nhập tạo thành vết bệnh. - Nhiệt độ tối thiểu để nấm xâm nhập là 12°C, nhiệt độ thích hợp nhất là 18-22°C. Thời kỳ tiềm dục của bệnh ở lá là 2 ngày, trên quả là 3-10 ngày. Nguồn bệnh truyền từ năm này qua năm khác bằng sợi nấm, bào tử trứng có ở trên tàn dư lá cà chua và khoai tây bị bệnh, sợi nấm còn tồn tại ở hạt cà chua. Đến vụ trồng, sợi nấm hoặc bào tử trứng phát dục nảy mầm xâm nhập. Trong thời kỳ cây sinh trưởng, bệnh lây lan, phát triển nhanh chóng bằng bào tử vô tính.
1.3.Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng bao gồm cả việc hủy bỏ những quả cà hỏng, cắt tỉa loại bỏ các lá già, lá bệnh cho vào hố ủ phân và đậy kỹ bằng các nguyên liệu dày khác. Bởi vì bào tử vẫn có thể lan truyền từ hố ủ phân nếu hố bị mở.
- Chọn cây khỏe không bị bệnh mới đem ra trồng.
- Nên trồng thưa hơn trong mùa mưa và làm giàn cẩn thận, định hình chùm hoa chùm quả. Bố trí hướng luống theo đông tây tạo điều kiện cho ánh nắng xuyên vào nhanh làm ráo những giọt sương trên lá ngăn ngừa bào tử nảy mầm.
- Hạn chế tưới vào buổi chiều
- Bệnh mốc sương gây hại nặng vào mùa mưa, nên việc phun thuốc thường hay bị mưa rửa trôi, hiệu lực của thuốc ngắn. Hiệu quả của việc phun thuốc tùy thuộc vào lúc phun, phải dựa theo sự dự tính chính xác, phát hiện kịp thời khi ổ bệnh xuất hiện, phun thuốc đúng cách thì mới khống chế được bệnh đồng thời giảm được chi phí. Hiện nay theo một số ý kiến khi nấm Phytophthora infestans đã hình thành nhiều chủng sinh học kháng thuốc. Vì vậy việc thay đổi các loại thuốc khi phòng trừ cũng là cần thiết.
- Dùng một trong các loại thuốc: Copper Hydroxide (DuPontTM KocideÒ 46.1 DF), Mancozeb + Metalaxyl – M (Ridomil Gold Ò68 WP) Clorothalonil (Daconil 500 SC), Thiophanate-Methyl (T.sin 70WP); Trichoderma viride (Biobus 1.00WP), Tổ hợp dầu thực vật (TP - Zep 18EC), Mandipropamid + Chlorothalonil (Revus opti 440SC), Zineb (Tigineb 80WP, Zodiac 80WP)
- Vệ sinh đồng ruộng bao gồm cả việc hủy bỏ những quả cà hỏng, cắt tỉa loại bỏ các lá già, lá bệnh cho vào hố ủ phân và đậy kỹ bằng các nguyên liệu dày khác. Bởi vì bào tử vẫn có thể lan truyền từ hố ủ phân nếu hố bị mở.
- Chọn cây khỏe không bị bệnh mới đem ra trồng.
- Nên trồng thưa hơn trong mùa mưa và làm giàn cẩn thận, định hình chùm hoa chùm quả. Bố trí hướng luống theo đông tây tạo điều kiện cho ánh nắng xuyên vào nhanh làm ráo những giọt sương trên lá ngăn ngừa bào tử nảy mầm.
- Hạn chế tưới vào buổi chiều
- Bệnh mốc sương gây hại nặng vào mùa mưa, nên việc phun thuốc thường hay bị mưa rửa trôi, hiệu lực của thuốc ngắn. Hiệu quả của việc phun thuốc tùy thuộc vào lúc phun, phải dựa theo sự dự tính chính xác, phát hiện kịp thời khi ổ bệnh xuất hiện, phun thuốc đúng cách thì mới khống chế được bệnh đồng thời giảm được chi phí. Hiện nay theo một số ý kiến khi nấm Phytophthora infestans đã hình thành nhiều chủng sinh học kháng thuốc. Vì vậy việc thay đổi các loại thuốc khi phòng trừ cũng là cần thiết.
- Dùng một trong các loại thuốc: Copper Hydroxide (DuPontTM KocideÒ 46.1 DF), Mancozeb + Metalaxyl – M (Ridomil Gold Ò68 WP) Clorothalonil (Daconil 500 SC), Thiophanate-Methyl (T.sin 70WP); Trichoderma viride (Biobus 1.00WP), Tổ hợp dầu thực vật (TP - Zep 18EC), Mandipropamid + Chlorothalonil (Revus opti 440SC), Zineb (Tigineb 80WP, Zodiac 80WP)
2. Bệnh xoăn lá:
2.1. Triệu chứng
- Cây bị bệnh còi cọc, lá hơi cứng, nhỏ, biến dạng nhăn lốm đốm. Bệnh thường xuất hiện trên lá non, cây có thể phân hóa nhiều cành, cho ít trái và trái nhỏ.
- Tác nhân gây bệnh:
Bệnh do virus TYLCV gây nên.
Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh
Vi rus TYLCV lan truyền nhờ bọ phấn, sự lây nhiễm tương ứng với mật độ bọ phấn, bọ phấn càng nhiều tỉ lệ nhiễm bệnh càng lớn. Bệnh sẽ nặng khi trời nắng ấm, ít mưa. Ngoài ra bệnh còn lan truyền qua tàn dư rễ cây bệnh, qua hạt giống và qua tiếp xúc cơ giới. Sau khi nhiễm vi rus 10 –14 ngày, cây bị nhiễm bệnh có biểu hiện triệu chứng điển hình.
- Biện pháp phòng trừ
2.2. Biện pháp canh tác:
- Chọn giống sạch bệnh.
- Luân canh cây trồng, thu dọn tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng
- Gieo cây con trong nhà lưới ngăn cản bọ phấn xâm nhập.
2.2.1. Biện pháp cơ giới vật lý: Nhổ bỏ những cây bị bệnh trên ruộng, tránh tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe.
2.2.2. Biện pháp hóa học: Bệnh do virus gây nên, chưa có thuốc trị, thường chỉ dùng thuốc hóa học như Actara, Pyrinex… để trừ bọ phấn truyền bệnh.
3. Bệnh héo xanh và héo vàng:
3.1. Bệnh héo vàng
- Bệnh gây hại ở mọi giai đoạn sinh trưởng nhưng thường thấy từ khi cây bắt đầu có hoa trở đi.
- Triệu chứng điển hình là lá biến vàng và héo dần từ lá phía dưới trở lên, cây sinh trưởng kém, cuối cùng toàn cây bị héo và chết.
- Ở những cây bị bệnh, gốc và rễ có vết nâu rồi khô dần, bó mạch trong thân cây cũng hóa nâu và ở phần gốc nơi mặt đất thấy thân cây tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ là do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp...
- Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô. Thời gian từ khi cây có biểu hiện bệnh đến khi cây chết kéo dài hàng tháng.
3.1.2. Điều kiện phát sinh gây hại
Nấm bệnh lây lan nhờ gió, mưa và kể cả các hoạt động của con người, nấm bệnh cũng có thể lan truyền qua hạt giống.
Đây là loài nấm có thể tồn tại rất lâu trong đất, tàn dư cây trồng. Do vậy bệnh thường gây hại nặng ở những ruộng nhiễm bệnh vụ trước.
Điều kiện nhiệt độ từ 18 – 340C, ẩm độ cao thích hợp cho nấm phát triển.
Bón phân không cân đối thừa đạm, thiếu lân hoặc kali làm cây yếu dễ nhiễm bệnh. Dùng phân chuồng không ủ hoai sẽ có nhiều nguồn bệnh làm bệnh phát sinh nhiều. Bệnh cũng gây hại nặng ở ruộng không thoát nước.
Nấm gây bệnh xâm nhập qua các vết thương ở rễ hoặc trên thân do quá trình chăm sóc hoặc bị côn trùng cắn phá.
3.1.3. Biện pháp phòng trừ
* Biện pháp canh tác:
- Luân canh cây trồng khác họ.
- Sử dụng giống kháng.
- Xử lý hạt giống bằng nước nóng 500C trong 25 phút.
- Bón vôi trước khi trồng.
- Dùng phân hữu cơ hoai mục, có nhiều vi sinh vật đối kháng làm hạn chế nguồn bệnh, bón phân cân đối để cây khỏe.
- Tránh tạo vết thương cho cây.
- Nên chọn đất có điều kiện thoát nước tốt.
* Biện pháp cơ giới vật lý: Nhổ bỏ cây bị bệnh.
* Biện pháp sinh học: Dùng các chế phẩm Trichoderma bón vào đất trước khi trồng.
* Biện pháp hóa học: Khi bệnh xuất hiện và phát triển có thể sử dụng các loại thuốc như Rovral 50 W P, Ridomil MZ…
Ngoài các bệnh trên thì cà chua, còn chịu ảnh hưởng của một số bệnh và sâu hại khác song thiệt hại nặng nề nhất là nhóm các bệnh kể trên. Dưới đây là biện pháp phòng trừ tổng hợp:
- Canh tác: Luân canh cây trồng họ cà với cây lương thực và rau màu khác họ.
-Trồng với mật độ thích hợp, tránh trồng mật độ quá dày tạo tiểu khu sẽ có ẩm độ cao, nấm dễ phát triển.
- Bón cân đối NPK, tăng lượng phân kali và magiê, nhất là vụ mưa, giảm đạm. Chỉ dùng phân chuồng hoai mục.
- Sau khi thu hoạch làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng thu gom các tàn dư đem chôn, ủ hay tiêu hủy xa ruộng.
- Dùng giống chống bệnh (cà chua), giống sạch bệnh (khoai tây). Xử lý hạt trước khi gieo bằng dung dịch thuốc tím 0,1-0,2% trong 8-10 giờ.
- Hóa học: Phun thuốc trừ bọ phấn truyền bệnh vi-rút bằng thuốc Regent, sóng mã 24 WG, Trebon... Dùng thuốc Amil 10SC, ValidamycinA, Steptomysin, Staner hoặc Esin-HP.
Dùng thuốc nội hấp: Ridomil Mz 72WP, Score 250 ND, Alpine phun phòng khi bệnh mốc sương chưa xuất hiện, nếu có vết bệnh điển hình lần phun đầu tiên phải cộng với thuốc tiếp xúc như Zineb, Mancozeb... mang lại hiệu quả kinh tế cao vì thuốc có tác dụng kéo dài từ 10-20 ngày, ít chịu tác động của thời tiết do mưa rửa trôi, giảm được số lần phun thuốc/vụ.
3.2.1. Triệu chứng
- Đặc điểm của bệnh là cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Quan sát rễ cây và thân cây phần trong bị sũng nước, sau đó chuyển sang màu nâu. Nếu cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước, chúng ta sẽ thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.
- Cây nhiễm bệnh biểu hiện ban đầu là các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục xuống và chết.
3.2.2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển
- Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Hay còn gọi Ralstonia solanacearum. Vi khuẩn hình gậy 0,5 × 1,5 µm, háo khí, chuyển động có lông roi (1 - 3) ở đầu. Nhuộm gram âm. Trên môi trường Kelman (1954) khuẩn lạc màu trắng kem nhẵn bóng, nhờn (vi khuẩn có tính độc gây bệnh). Nếu khuẩn lạc chuyển sang màu nâu, nhăn nheo là isolate vi khuẩn mất tính độc. Để phát hiện dòng vi khuẩn có tính độc thường dùng môi trường chọn lọc TZC. Trên môi trường này isolate vi khuẩn có tính độc sẽ có khuẩn lạc ở giữa màu hồng, rìa trắng. Vi khuẩn phát triển thích hợp ở pH 7-7,2. Nhiệt độ thích hợp 24-37oC. Nhiệt độ gây chết 52oC. Đây là vi khuẩn đa thực: hại trên 200 loài cây trồng.
Vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, thân cuống lá qua các vết thương cơ giới do nhổ cây giống đem về trồng (cà chua) do côn trùng hoặc tuyến trùng tạo ra, do chăm sóc vun trồng…Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào qua các lỗ hở tự nhiên, qua bì khổng trên củ (khoai tây). Sau khi đã xâm nhập vào rễ lan tới các bó mạch dẫn xylem, sinh sản phát triển ở trong đó. Sản sinh ra các men pectinaza và cellulaza để phân huỷ mô, sinh ra các độc tố ở dạng exopolysaccarit (EPS) và lipopolysacrit (LPS) vít tắc mạch dẫn cản trở sự vận chuyển nước và nhựa trong cây, dẫn tới cây héo nhanh chóng.
- Bệnh lan truyền từ cây này sang cây khác trên đồng ruộng nhờ nước tưới, nước mưa, gió bụi, đất bám dính ở các dụng cụ dùng để vun sới, chăm sóc cây. Vai trò của tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita và các loài tuyến trùng khác hoạt động ở trong đất, tạo vết thương cho vi khuẩn lan truyền, lây bệnh hỗn hợp rất đáng chú ý để ngăn ngừa.
- Bệnh xuất hiện gây hại ở cả giai đoạn vườn ươm cây con và ở ruộng trồng ngoài sản xuất, gây hại nặng khi cây cà chua đã lớn, nhất là giai đoạn ra nụ - hoa đến hình thành quả non - quả già thu hoạch. Ở giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường làm toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng, lá héo xanh gục xuống, cây chết xanh.
- Bệnh phát triển mạnh và nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa gió, nhất là ở trên đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất đã nhiễm vi khuẩn, trồng các giống mẫn cảm từ trước. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát sinh phát triển của bệnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là 24 – 370C, ẩm độ cao, tưới nhiều, tưới ngập rãnh đều là điều kiện tốt cho bệnh xâm nhiễm phát triển mạnh, lan truyền dễ dàng.
- Đất khô ải hoặc ngâm nước dài ngày (luân canh lúa nước), bón phân đạm hữu cơ, phân hoai mục với lượng cao (thâm canh) đều có khả năng làm giảm bệnh.
Nguồn bệnh vi khuẩn đầu tiên lưu truyền qua vụ qua năm là đất, tàn dư cây bệnh và củ giống (khoai tây). Ở trong đất vi khuẩn có thể bảo tồn sức sống lâu dài tới 5 - 6 năm hoặc 6 - 7 tháng tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, loại đất, các yếu tố sinh vật và các yếu tố khác.
- Đối với cà chua, hầu như các giống trồng trong sản xuất của nước ta đều nhiễm.
- Dùng giống kháng Vimina 1, 2, 3 là các giống chuyên dùng cho gốc ghép kháng bệnh héo rũ vi khuẩn hại cà chua.
- Vệ sịnh sạch sẽ cây ký chủ phụ là cỏ dại xung quanh ruộng. Chú ý các dòng nước chảy khi mưa từ các ruộng khác có trồng cà chua hoặc từ ruộng đã nhiễm bệnh. Luôn luôn thu gom tiêu hủy các cây bệnh trên ruộng, sau khi thu hoạch cần thu gom tàn dư cây trồng ngay. Không để cây bệnh tồn tại trên ruộng là nguồn lây nhiễm bệnh cho vụ sau.
- Công tác tỉa cành bấm ngọn phải chú ý dụng cụ như dao, kéo cần thiết phải khử trùng liên tục nếu trên ruộng đã xuất hiện bệnh.
- Cần sử dụng nguồn nước tưới không ô nhiễm nguồn bệnh, sẽ rất nguy hiểm nếu các nguồn nước bị nhiễm bởi những tàn dư cây bệnh của những nông dân khác cho xuống mương hoặc để ở đầu bờ, ngâm nước.
- Tăng cường nguồn phân hữu cơ cho cây khỏe (có thể dùng phân chuồng hoai mục) để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.
- Không trồng cà chua trên đất đã bị nhiễm bệnh nặng.
- Luân canh với cây trồng khác họ (nhất là lúa nước).
- Sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trừ bệnh như: Oxytetracycline 50g/kg + Streptomycin 50 g/kg (Miksabe 100WP); Copper Oxychloride + Streptomycin sulfate + Zinc sulfate (PN - balacide 32WP); Gentamicin Sulfate 2% + Oxytetracycline Hydrochloride 6% (Avalon 8WP); ….
Nguồn:
Tổng hợp từ các nguồn
- Chi Cục BVTV Lâm Đồng- Chi Cục BVTV Hải Phòng
- BVTV Hồ Chí Minh
- Trung tâm khuyến nông quốc gia
Chia sẻ:
Chia sẻ
Bệnh-giải-pháp,Giải-pháp-phòng-trừ
2014-03-06T15:04:00+07:00
2014-03-06T15:04:00+07:00
Loading...


CÁC BẠN CÓ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VUI LÒNG VIẾT VÀO Ô COMMENT DƯỚI ĐÂY
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét