Tự làm phân bón và thuốc trừ sâu sinh học
Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014
Ở số trước, VRS đã hướng dẫn các bạn cách làm thuốc trừ sâu thảo mộc để diệt côn trùng, hôm nay VRS có sưu tầm thêm bài viết hướng dẫn làm phân bón qua lá (dưới dạng dung dịch) và cách làm thuốc trừ sâu tự nhiên của Hội rau sạch hữu cơ.
Đặc điểm chung của các phương pháp pha chế thuốc trừ sâu tự nhiên (thảo mộc) là sử dụng các thành phần của cây có độc tố như hạt, củ, quả, lá,... có độc tố, có chất ngăn ngừa sâu bệnh hoặc chất mà sâu hại không thích để chế ra các dạng thuốc trừ sâu tự nhiên không gây độc hại cho con người nên các bạn cứ tự nhiên áp dụng.
Một dạng thuốc trừ sâu thảo mộc - Ảnh minh hoạ: baocongthuong |
Tốt nhất nên áp dụng ở diện tích nhỏ, nếu thấy hiệu quả mới đem áp dụng trên diện tích lớn. Tất cả các hướng dẫn này chỉ là kinh nghiệm thực tiễn nên có thể còn đôi chỗ sai sót, chưa hợp lý nên mong các bạn thông cảm và góp ý kiến theo kinh nghiệm dùng của riêng mình để người đến sau có thể áp dụng tốt hơn.
"Vì lợi ích sức khoẻ con người, hãy sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc (tự nhiên) để diệt trừ sâu hại".
----------------------------------------------
Phần I. Dung dịch bổ sung bố sung dinh dưỡng cho cây trồng
1. Lên men dung dịch quả:
Để pha phối hợp bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng phương pháp phun lá
1.1. Nguyên liệu:
- l quả chuối
- l quả đu đủ
- l phần đường đỏ
1.2. Cách làm:
- l quả chuối
- l quả đu đủ
- l phần đường đỏ
1.2. Cách làm:
- Chuối tiêu chín thái lát cả vỏ, trộn đều với đường theo tỉ lệ 1kg chuối / 0.5 kg đường,bớt lại khoảng 0.3kg đường để rắc lên mặt sau đó cho vào chum, rải 1 lớp đường lên bề mặt , lấy 1 vật nặng đè lên trên để nén lại và đậy kín, để 5—7 ngày
- Đu đủ cắt dọc 1/3 quả, sau đó đổ đầy đường vào trong với tỉ lệ 10 kg quả / 0.5kg đường và đậy lại bằng chính 1/3 quả vừa cắt rời, đặt vào 1 vật chứa bằng nhựa giữ nước quả không chảy ra ngoài, để từ 5—7 ngày
- Sau 5—7 ngày, tách riêng phần chất lỏng nguyên chất cho vào chai đậy kín, giữ trong bóng mát để pha loãng dùng dần, bã dùng để ủ phân
- Liều lượng pha chế: 20cc dung dịch mỗi loại / bình 12 lit nước
2. Tạo dung dịch thực vật:
Pha phối bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách phun trực tiếp lên lá
2.1. Nguyên liệu:
- Rau muống
- Ngải cứu
- Thân cây chuối
- Đường đỏ
2.2. Cách làm:
- Thái nhỏ từng loại thực vật khoảng 2—3cm và để riêng
- Trộn riêng từng loại với đường đỏ theo tỉ lệ 1:0.5, bớt lại 0.3kg đường để rắc lên bề mặt
- Cho từng loại đã trộn đường vào chum riêng biệt, rải một lớp đường còn lại lên trên bề mặt để giữ ẩm, dùng một hòn đá đặt lên trên để giảm thể tích nguyên liệu và đậy kín chum lại
- Sau 5 –7 ngày, tách riêng phần nước và bã. Phần nước cho vào chai đậy kín, được giữ ở nơi tối và mát, làm dung dịch nguyên chất để pha loãng dùng dần, phần bã dùng để ủ phân
- Liều lượng pha chế: 20cc dung dịch mỗi loại / bình 12 lit nước
Để pha phối hợp cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây bằng phương pháp phun qua lá
3.1. Nguyên liệu:
3.1. Nguyên liệu:
- Cá biển hoặc cá song, đầu, đuôi hoặc ruột cá
- Đường đỏ
3.2. Cách làm:
- Cắt cá khoảng từ 2—3cm + đường theo tỉ lệ 1kg cá / 0.5—0.7 kg đường
- Trộn đều cho vào chum, sau đó phủ một lớp đường lên bề mặt và đậy kín để trong 12—14 ngày sẽ được dung dịch cá
- Tách riêng phần chất lỏng và bã
- Phần lỏng được giữ ở chai lọ đặt nơi bóng mát, tránh ánh sáng
----------------------------------------------------
Phần II. Điều chế thuốc trừ sâu tự nhiên
Công dụng: Pha chế được dung dịch thảo mộc dùng phòng trừ sâu bệnh hại: xua đuổi côn trùng, bướm, tiêu diệt sâu non mới nở.
1. Nguyên liệu:
- l Gừng
- l Tỏi
- l Rượu
- l Đường đỏ
2. Cách làm:
- Thái mỏng và để riêng từng loại vật liệu
- Cho từng loại vật liệu vào chum riêng biệt, đổ một lượng rượu trắng vào chum theo tỉ lệ 1kg vật liệu/1 lít rượu.
- Sau 12 giờ, thêm vào 1 lượng đường đỏ theo tỉ lệ 1:0.3, trộn đều. Đậy kín bằng giấy bản.
- Sau 5 ngày tiếp tục thêm vào 1 lượng rượu trắng theo tỉ lệ 1kg vật liệu ban đầu/ 5l rượu ( 1:5) để 15 ngày.
- Tách riêng phần chất lỏng và bã
- Giữ phần chất lỏng trong lọ kín, ở nơi bóng mát làm vật liệu nguyên chất, để pha loãng dùng dần (pha vào bình theo tỉ lệ 20 cc dung dịch gừng: 15cc dung dịch tỏi: 12l nước
- Công dụng: Diệt các loại rệp và loại côn trùng chích hút
- Lấy 1kg hạt na, đập bỏ vỏ, tán bột nhỏ.
- Hòa với 5l rượu trắng
- Sau 5 ngày bỏ ra phun
3. Phun bột tỏi:
- Công dụng: Có thể khống chế bệnh ghẻ vỏ cây, nấm sương, dỉ sắt hại đậu và bệnh nấm sương trên cây cà chua.
- Nghiền tán nhỏ củ tỏi khô
- Bột tỏi có thể được sử dụng trực tiếp lên cây bị nhiễm sâu bệnh.
- Cách phun cũng có kết quả tốt bằng cách hòa bột tỏi với nước
- Lượng bột tỏi tùy thuộc vào từng loại tỏi có chất lượng tốt hay không
- Có thể khống chế bệnh ghẻ vỏ cây, nấm sương, dỉ sắt hại đậu và bệnh nấm sương trên cây cà chua.
Nguồn: aramis - rausach.com.vn
Hội rau sạch hữu cơ
Chia sẻ:
Chia sẻ
Chia-sẻ,Kinh-nghiệm-phòng-trừ-sâu-bệnh,Kinh-nghiệm-sử-dụng-phân-bón
2014-03-02T10:22:00+07:00
2014-03-02T10:22:00+07:00
Loading...


CÁC BẠN CÓ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VUI LÒNG VIẾT VÀO Ô COMMENT DƯỚI ĐÂY
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóacho mình hỏi là cách bảo quản thuốc trừ sâu sinh học này như thế nào và có thể sử dụng hiệu quả trong bao lâu?
Trả lờiXóaMấy loại phân bón này có vị ngọt sẽ thu hút kiến, làm lây lan các loại rệp thì sao?
Trả lờiXóaĐÃ LÊN MEN RỒI THÌ LÀM SAO CÒN NGỌT ĐƯỢC NỮA
Trả lờiXóa