Hỏi - đáp: Có thể dùng côn trùng có ích diệt sâu hại được không?
Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013
![]() |
Ong mắt đỏ - Ảnh: sưu tầm |
- Tôi nghe nói dùng côn trùng có ích có thể diệt trừ
được sâu hại. Xin chuyên gia cho biết là có thể dùng loại côn trùng nào để trừ
sâu?
Có thể dùng một số loại côn trùng sau:
1. Ong mắt đỏ:
Ong mắt đỏ
có tên khoa học là Trichogramma spp. Đây là loại côn trùng có ích được nhiều nước
trên thế giới sử dụng để phòng chống một số loài sâu hại. Ở nước ta, ong mắt đỏ
bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1988. Cho đến nay ở miền Bắc nước ta đang sử dụng
phổ biến 3 loài ong mắt đỏ, đó là Trichogramma chilonis Ich; Trichogramma
dendrolinus Ash; Trichogramma japonicum Ash. Cả 3 loại đều có đối tượng tác động
rất đa dạng, theo thống kê gần đây thì chúng ký sinh và gây hại tên 23 loài sâu
khác nhau. Bởi hiệu quả cao và an toàn đối với môi trườg nên việc sử dụng ong mắt
đỏ để trừ sâu là một giải pháp đem lại lợi ích to lớn.
Trong 3
loài ong mắt đỏ đã nói ở trên thì mỗi loại có một ưu điểm riêng:
- Loại trichogramma chilonis thường sống ở những
khu ruộng cạn, ruộng hoa màu và ở những nơi trồng cây ăn quả cao không quá
2,5m.
- Loại trichogramma dendrolinus sống ở những vùng rừng
trồng, các vườn cây ăn quả có độ cao tên 2,5m.
- Loại trichogramma japonicum hoạt động chủ yếu ở
những khu vực nhiều nước đặc biệt là các ruộng lúa nước.
Có thể nói
rằng, nhờ sự phân bố đó mà hiệu quả diệt sâu của ong mắt đỏ rất cao. Cho dù là ở
môi trường nào đi nữa thì việc sử dụng ong mắt đỏ cũng chẳng có trở ngại gì.
Để ong mắt
đỏ phát huy hết hiệu quả, người ta thường thả ong vào thời điểm bướm sâu hại xuất
hiện nhiều. Tuy nhiên, với mỗi loại cây và mỗi lứa sâu nhất định thì thời gian
xuất hiện của bướm không giống nhau, vì vậy khi sử dụng ong cũng cần phải đặc
biệt chú ý để chọn thời điểm và cách thả hợp lý. Ví dụ: Để diệt sâu cuốn lá hại
lúa vụ xuân thì nên thả ong mắt đỏ khi sâu ở lứa 2,3 còn đối với vụ mùa thì nên
thả vào các lứa 5,6. Khi thả ong thì nên thả vào buổi sáng, không nên thả ong
vào những lúc nắng nóng hoặc trời mưa vì điều kiện thời tiết xấu làm ong không
phát huy được khả năng của chúng. Nếu có thể thì thả ong theo chiều gió thổi để
ong dễ phân tán. Thông thường, để trừ sâu cho 1 ha người ta hay thả khoảng 1,5
– 2 triệu con.
Hiệu quả trừ
sâu của ong mắt đỏ cũng đã được kiểm chứng qua rất nhiều thí nghiệm. Ví dụ khi
thả ong vào ruộng ngô thì có 78,3 % ổ trứng
và 66,6 % quả trứng đã bị ong ký sinh. Trong khi đó ở ruộng đối chứng tỷ lệ
tương ứng là 51% và 47%. Sau một thời gian lượng sâu bệnh trên các ruộng thả
ong giảm hẳn đi.
Dùng ong mắt
đỏ để diệt sâu đục thân mía cũng đem lại hiệu quả cao. Có 82,6% ổ trứng và 78,%
quả trứng bị ong ký sinh. So với ruộng đối chứng với tỷ lệ là 23,5% và 25,3%
thì có thể khẳng định hiệu quả rất cao của việc diệt trừ sâu bằng ong mắt đỏ.
2. Ong Cotesia glomerata và ong Diadegama
semiclausum
Ong Contesia
glomerata có tác dụng diệt trừ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng hại bắp cải.
Loại ong này được nhân giống chủ yếu ở những phòng
thí nghiệm, có điều hoà nhiệt độ, ở môi trường này ong nở sẽ đạt 44,16%; còn
khi nhiệt độ giảm xuống 24 độ C thì hiệu quả nở từ 27 – 60%. Sau khi thành công
ở giai đoạn nuôi cấy thì lấy ong để đem vào sử dụng.
Ong
Diadegama semiclausum thích sống ở những vùng có khí hậu mát mẻ và có độ cao
trên 400m. Tác dụng chính của ong Diadegama là kìm hãm sự phát triển và diệt trừ
sâu tơ. Ong diagama dễ nuôi, dễ sử dụng nên được bà con nông dân ưa chuộng.
Chuyên gia: Giáp Kiều Hưng
Chia sẻ:
Chia sẻ
Hỏi-đáp,Hỏi-đáp-chung
2013-10-10T22:49:00+07:00
2013-10-10T22:49:00+07:00
Loading...


CÁC BẠN CÓ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VUI LÒNG VIẾT VÀO Ô COMMENT DƯỚI ĐÂY
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét