Hỏi - đáp: Nhận diện sâu tơ như thế nào? Cách phòng trị loại sâu này
Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013
---------------------
(*) Nông dân hỏi:
---------------------
- Xin chuyên gia cho biết làm thế nào để nhận diện được sâu tơ và cách phòng trị loại sâu này?
- Xin chuyên gia cho biết làm thế nào để nhận diện được sâu tơ và cách phòng trị loại sâu này?
---------------------------
(*) Chuyên gia trả lời:
---------------------------
![]() |
Minh hoạ sâu tơ - Ảnh: baovecaytrong.com |
Sâu tơ thuộc loài P.Xylostella, bộ cánh phấn, họ
ngoài rau. Sâu tơ hại tất cả các loại rau cải có giá trị kinh tế như bắp cải,
su hào, súp lơ,…
Bướm sâu tơ nhỏ, dài 6 – 7 mm, cánh trước xoè rộng
13 – 16 mm, màu nâu xám, có đường sọc màu nhạt hơn ở dọc mép trong, chia thành
ba đoạn. Cánh sau có lông nhỏ, dài mịn, màu xám.
Trứng hình bầu dục hơi tròn, dài khoảng 4 – 5 mm.
Sâu non màu xanh nhạt, hình ống, đẫy sức dài 9 – 12 mm, đầu có các phiến cứng
màu nâu vàng, trên các phiến có những chấm nâu nhạt. Trên mỗi đốt thân đều có
lông tơ.
Nhộng màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt, dài 6 – 10 cm
được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp.
Sâu non có bốn tuổi, thời gian phát triển khoảng 11
– 15 ngày, nhộng 7 ngày, các lứa sâu tơ gối nhau liên tiếp trong suốt vụ rau.
Bướm sâu tơ hoạt động cả đêm lẫn ngày, ban ngày bướm
đậu ở mặt dưới lá, tối hoạt động mạnh, chúng giao phối và đẻ trứng thành từng ổ
ở mặt dưới lá. Sâu non mới nở đục lá tạo thành các đường rãnh. Hai tuổi trở
nên, sâu sống ngay trên mặt lá và ăn thịt lá để lại biểu bì tạo thành các lỗ
trong mờ. Ở tuổi lớn, sâu ăn toàn bộ biều bì lá làm lá thủng lỗ chỗ. Sâu phát
sinh mạnh, tốc độ gây hại nhanh nên chỉ cần sau 2 – 3 ngày, ruộng rau đã xơ
xác, còn trơ lại gân lá, năng suất giảm rõ rệt. Các vùng trồng rau, nhất là những
vùng chuyên canh bị sâu tơ gây hại nặng. Tại đây, nông dân đã dùng lượng lớn
thuốc hoá học, chủ yếu là các loại thuốc lân hữu cơ để trừ sâu. Tuy nhiên, cách
sử dụng chưa hợp lý nên đã xuất hiện chủng loại sâu tơ kháng thuốc. Đồng thời,
còn diệt một số lượng lớn các loại thiên địch trên ruộng rau, phá vỡ sự cân bằng
sinh thái làm cho một số sâu hại thứ yếu lại trở thành chủ yếu.
(*) Biện pháp phòng trừ:
Do vậy, phải thực
hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Biện pháp đem lại hiệu quả cao là phải tuyển chọn
được giống rau chống chịu và kháng sâu tơ hoặc các giống tốt, hạt giống sạch để
gieo trồng.
Thực hiện tốt các biện pháp canh tác trong trồng trọt
như trồng xanh canh họ cải với các loại rau khác như hành tỏi hoặc trồng luân
canh, nhất là với các cây lương thực. Nên tưới nước cho rau bằng cách phun mạnh,
thẳng lên lá rau sẽ giảm bớt được thiệt hại do sâu tơ gây ra.
Vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ dại. Sau thu hoạch thu
nhặt tàn dư cây trồng rồi đem đốt hoặc ủ kỹ để diệt sâu, nhộng.
Về biện pháp sinh học thì chủ yếu là bảo tồn và lợi
dụng các loại sinh vật có ích trên ruộng rau, đặc biệt là các loại ký sinh của
sâu tơ bao gồm kỳ sinh sâu non và ký sinh nhộng.
Sử dụng các loại thuốc vi sinh như thuốc B.T để trừ
sâu an toàn cho người và bảo tồn được các loài kỳ sinh, sâu và nấm có ích khác.
Biện pháp hoá học: Khả năng kháng thuốc của sâu tơ
cao nên việc dùng thuốc hoá học để diệt chúng phải linh hoạt, tránh vừa làm sâu
nhờn thuốc, vừa gây độc hại cho rau.
Trước khi cấy trồng có thể xử lý cây con bằng cách
phun thuốc trên diện hẹp trong vườn ươm. Dùng các thuốc thảo mộc Rotenon, thuốc
vi sinh. Đối với thuốc trừ sâu hoá học, chỉ khi thật cần thiết mới dùng Panda
95SP.
Chia sẻ:
Chia sẻ
Hỏi-đáp,Hỏi-đáp-sâu-bệnh
2013-10-08T15:47:00+07:00
2013-10-08T15:47:00+07:00
Loading...


CÁC BẠN CÓ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VUI LÒNG VIẾT VÀO Ô COMMENT DƯỚI ĐÂY
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét