Kỹ thuật trồng bí xanh - phần 2
Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013
Bài viết sau sẽ hướng dẫn quy trình trồng bí xanh (bí phấn, bí đao) an toàn.
I. Giới thiệu.
Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn, bí trắng là loại rau mùa hè. Ngoài giá trị nấu nướng, quả bí xanh còn là nguyên liệu tốt cho thực phẩm bánh kẹo. Do có lớp vỏ dày, cứng, hàm lượng nước thấp, bí xanh có khả năng vận chuyển và bảo quản tốt, là loại rau dự trữ cho thời kỳ giáp vụ và cho các vùng khan hiếm rau.
Ảnh: Giàn bí xanh trên luống rộng 1,5 - 2m
II. Thời vụ trồng
Miền Bắc thường có 2 vụ chính:
Vụ thu đông: Gieo từ 20/8 – 5/10
Vụ đông xuân gieo từ 1/12 – 15/02
Ngoài ra có thể trồng thêm vụ hè thu: gieo 25/6 – 5/7, thu hoạch trong tháng 10.
Đối với vụ này, do trồng trong mùa mưa bão cho nên cần chú ý thoát nước kịp thời, làm giàn thấp và vững chắc.
III. Hạt giống
Hạt nên ngâm trong nước ấm từ 4 – 6 giờ rồi đem gieo. Hiện nay có thể tiết kiệm thời gian cho đất nghỉ trong tăng vụ, gối vụ có thể áp dung phương pháp khay – bầu để gieo cây giống trên các khay nhựa 50 hoặc 70 lỗ (55 cm x 40 cm), khi cây có 2 lá mầm hoặc 1 lá thật thì chuyển ra ruộng. Giá thể của bầu gồm 1/3 là phân chuồng hoai mục, 1/3 là mùn cưa hoặc trấu hun, 1/3 còn lại có thể gồm đất bột, phân rác, than bùn hoặc các chất xơ mục. Cứ 20 kg giá thể thì trộn thêm 1 kg supe lân. Có nhà lưới để sản xuất cây giống cho phương pháp này là tốt nhất.
IV. Làm đất
- Đất trồng bí xanh phải để ải, tơi xốp, sạch cỏ, không có nguồn bệnh. Nếu làm giàn nên trồng luống rộng: 1,5 – 2,0 m, khoảng cách trồng 40 – 50 x 80 cm (cây cách cây 40 – 50 cm và hàng cách hàng 80 cm). Nếu không làm giàn (cây bò trên mặt luống) lên luống rộng trên 3,5 m, trồng trên hàng giữa luống, khoảng cách cây trồng (cây x cây) 40- 50 cm, hàng trồng cách mép luống 15 – 20 cm (hàng x hàng 2,5 – 3 m). Chú ý nếu trồng bí bò cần có rơm, rạ, … phủ mặt luống cho bí bò và đỡ quả.
V. Chăm sóc.
- Phải đảm bảo lượng phân cân đối giữa N, P, K .
- Lượng phân cần cho 1 ha: Phân chuồng hoai mục: 15 – 20 tấn
- Phân đạm: 250 – 300 kg, phân lân: 450 – 500kg, phân kali: 250 – 300 kg
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + lân + 1/4 kali + 1/4 đạm. Bón rải đều theo rạch hàng, trộn đều ở độ sâu 15 – 20 cm và lấp kín đất trước khi gieo hạt hoặc trồng từ bầu ra ruộng.
+ Thúc lần 1: Khi cây bắt đầu leo hoặc ngả ngọn bò (sau khi cây mọc 30 – 40 ngày). Bón 1/4 kali + 1/4 đạm.
+ Thúc lần 2: Sau khi cây ra quả rộ, bón 1/3 kali + 1/3 đạm (số còn lại). Số phân còn lại hòa với nước phân chuồng ủ mục, loãng dùng để tưới khi thấy cây sinh trưởng, phát triển kém.
+ Vun lần 1 kết hợp với bón thúc khi cây 30 – 40 ngày, vun lần 2 kết hợp với bón thúc khi cây ra hoa rộ (55 – 65 ngày sau trồng). Bí xanh ra nhiều nhánh, mỗi cây cần để 1-2 nhánh, mỗi nhánh cho đậu 1-2 quả, sau khi quả đậu 5 – 10 ngày có thể định quả sao cho mỗi gốc cây chỉ để 1-2 quả.
- Nếu để bí bò, khi cây dài 60 – 70 cm, dùng dây nilon buộc dây khỏi gió lật và tạo điều kiện ra rễ phụ (bất định) tăng khả năng hút chất dinh dưỡng cho cây.
+ Tưới nước: Cần dùng nước sạch như giếng khoan, nước sông lớn không bị ô nhiễm để tưới. Từ khi gieo - mọc đến khi cây 4-5 lá thật, cần giữ độ ẩm đất > 80% bằng cách tưới ướt mặt luống hàng ngày (nếu gieo trực tiếp). Khi cây sinh trưởng mạnh tưới vào rãnh, 5 – 7 ngày/ lần, nước thấm đều mặt đất thì tháo cạn. khi cây ra quả rộ không được để hạn, sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của quả.
Chia sẻ:
Chia sẻ
Kỹ-thuật-trồng,Trồng-rau-ăn-quả
2013-07-23T12:18:00+07:00
2013-07-23T12:18:00+07:00
Loading...


CÁC BẠN CÓ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VUI LÒNG VIẾT VÀO Ô COMMENT DƯỚI ĐÂY
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét