Hỏi - đáp: Làm sao để trồng ớt tại nhà đạt chất lượng tốt?
Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013
![]() |
Ảnh minh hoạ: Cây ớt tím - nguồn: vietfun |
A. Nông dân hỏi:
---------------------
Làm sao để trồng ớt tại nhà đạt chất lượng tốt?
--------------------------
B. Chuyên gia trả lời:
--------------------------
1. Về giống, thời vụ trồng.
![]() |
Ảnh minh hoạ 1: Ớt sừng Trang Nông |
![]() |
Ảnh minh hoạ 2: Ớt hiểm Chánh Nông |
![]() |
Ảnh minh hoạ 1: Ớt chỉ thiên F1 Thiên Trường |
- Trồng ớt đúng vụ sẽ cho năng suất cao nhất. Ớt có thể trồng 3 vụ/năm: vụ xuân (từ tháng 02 âm lịch), vụ mùa (tháng 07 âm lịch) và vụ đông(tháng 10 âm lịch). Ớt thường bắt đầu cho thu hoạch, sau khoảng thời gian 2,5 tháng. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài tới 4-5 tháng nếu chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
2. Về kỹ thuật chăm sóc:
2.1. Chuẩn bị đất trồng:
- Ớt là cây chống chọi với sâu, bệnh kém nên trước khi trồng ta phải chuẩn bị khâu làm đất thật tốt mới mong có năng suất cao.
- Đập nhỏ đất thịt, rắc vôi bột, phơi ải ít nhất từ 5 – 7 ngày trước khi trồng để diệt mầm bệnh: ấu trùng, nấm bệnh.
- Sau khi phơi ải, trộn đều đất trồng với giá thể xơ dừa, tro trấu, trấu hun, phân chuồng hoai mục (phân bò, phân lợn, phân gà, phân vịt, phân cá…) hoặc phân trùn nếu có. Ớt là cây rất ưa phân gia súc, gia cầm và theo kinh nghiệm thực tế nếu bón phân gà thì ớt cay sẽ độ cay rất cao.
2.2. Gieo hạt:
- Ngâm hạt giống ớt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh, khoảng 40 độ C trong 3-4 tiếng.
- Vớt ra, rửa sạch, để ráo, bọc vào vải cotton ẩm (vải đem nhúng vào nước, vắt kiệt).
- Cho vào túi nilon để chỗ thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh khoảng (20 độ C), sau 3 – 10 ngày hạt nẩy mầm tuỳ loại ớt.
- Sau khi hạt nứt nanh, đem gieo vào bầu đất chuẩn bị sẵn. Bầu đất là một hỗn hợp gồm đất thịt + tro trấu + phân chuồng hoai mục hoặc phân trùn quế, tỉ lệ 1:1 sao cho tơi xốp.
2.3. Chăm sóc:
Hướng dẫn chăm sóc cho cây ớt trồng tại nhà (số lượng nhỏ).
- Ớt là cây trồng cần chăm bón cẩn thận, đúng quy trình, ưa phân chuồng hoai mục, chịu úng kém nên phải trồng ở những nơi thoát nước tốt. Nếu trồng trên đất thì cần lên liếp cao, rộng 0,6m nếu trồng 1 hàng, rộng 1,2m nếu trồng 2 hàng; cây cách cây 04,-0,6m. Mùa mưa cần thoát nước tốt, mùa nắng cần tưới đầy đủ, giữ đất đủ ẩm.
- Tỉa các cành, nhánh nhỏ ở bên dưới giúp cây phân tán rộng và thông thoáng.
- Nên làm giàn để giữ cây thẳng đứng, dễ thu hái, kéo dài thời gian thu hoạch, ít bệnh do đổ ngã.
- Khi cây con cao từ 5-7 cm thì đánh ra trồng. Khi trồng cần đào hố, bón lót một lượng phân vi sinh, phân chuồng hoai mục nhất định vào hố để giúp cây con phát triển tốt. Lượng bón cần cho 1 cây ớt khoảng 3-5kg phân chuồng hoai mục.
- Khi ớt bén rễ, hồi xanh sau khoảng 5-8 ngày, tiến hành bón thúc phân vô cơ theo liều lượng sau: 2:1:1 (lân, đạm, kali) – hỗn hợp A.
+ Bón thúc lần 1: Chuẩn bị 1 chén hỗn hợp A trên, hoà vào 20 lít nước + 1 ít phân chuồng ngâm ủ trong vòng 1 tuần, hàng ngày khuấy đều cho tan hết. Sau đó, tưới đều, tuần 1 lần xa gốc.
+ Bón thúc lần 2: Sau khoảng 20-30 ngày tiến hành bón thúc phân với liều lượng lớn hơn: 1 chén hỗn hợp A hoà với 10 lít nước, tưới đều 2-3 lần/tuần.
+ Bón thúc lần 3: Đến thời kỳ thu hoạch rộ, nhất là sau khi hái quả, tiến hành bón với tần suất 2-3,4 lần/tuần, đồng thời bổ sung phân gà hoai mục vào mỗi gốc sau mỗi đợt thu hoạch để lứa quả mới được cay. Chú ý bón thêm vôi bột hoặc canxi clorua (CaCl2) để bổ sung canxi tránh bị thối quả.
2.4. Về sâu bệnh:
Những loại sâu, bệnh mà ớt hay gặp phải nhất là sâu vẽ bùa, rệp, sẩn đốt, sẩn gốc, sương mai gây ủng, héo và rụng quả. Khi mắc phải hầu hết không thể chữa được vì chúng thường có khả năng kháng thuốc rất cao. Cách tốt nhất là phải phòng bệnh cho ớt ngay từ lúc trồng như phơi khô đất, khử trùng bằng vôi bột. Đồng thời kết hợp phun thuốc theo định kỳ để hạn chế sự phát triển của bệnh
2.5. Một số sâu, bệnh thường gặp trên cây ớt và cách phòng trị:
- Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire... để phòng trị.
- Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.
- Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis...
- Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,....
- Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.
- Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,...
Chia sẻ:
Chia sẻ
Hỏi-đáp,Trồng-rau-ăn-quả
2013-09-19T18:05:00+07:00
2013-09-19T18:05:00+07:00
Loading...


CÁC BẠN CÓ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VUI LÒNG VIẾT VÀO Ô COMMENT DƯỚI ĐÂY
Tôi muốn hỏi những cây ớt nhà tôi mắc bệnh gì. Giống ớt tôi trồng là ớt chỉ thiên, quả chùm và to trên cây quả có 3 màu: xanh, vàng,đỏ. Cây và lá hay bị xoăn, phía dưới lá có màu đồng, cây không phát triển được. Tôi bẻ ngọn cây ra ngọn mới nhưng cũng bị xoăn lại. Làm thế nào để trị loại bệnh này vì những cây ớt tôi trồng trong chậu làm cảnh?
Trả lờiXóaxin chia sẻ kinh nghiệm về nhện đỏ
Trả lờiXóa1 _ Đặc tính nhện đỏ:
Muốn diêt trừ môt con sâu bo nào chúng ta nên biết đặc tính của nó thì chúng ta mới có phương pháp áp dụng hiệu qủa, dù rằng dùng phương pháp hóa học hay sinh học. Con nhện đỏ rất nhỏ mắt thường không thấy đuợc, muốn thấy chúng phải dùng kính lúp. Chúng chỉ phát triển mạnh lúc trời nắng ráo. Thân hình yếu ớt, nhưng phát triển rất nhanh, chúng ăn biểu bì của lá, hút nhựa cây làm cây yếu đi và chết. Loại nầy rất khó trị bởi vì nó không được xếp vào loạì côn trùng [sáu chân] mà nó thuộc lòai nhên. Chúng ta gọi nó là nhên đỏ, nhưng thật sự nó có nhiều màu sắc, màu đỏ màu xám và màu xanh lợt. Giống nhên màu đỏ có thể phát triển vào mùa đông.
2 _ Cách nhân dìện biết có nhện đỏ trên cây:
Thông thương nhên đỏ thích núp duới mặt lá cây và sống trên đọt non của cây. Ta lật mặt duới lá cây và coi băng kính lúp ta sẽ thấy những con ly tí đang bò giống như con nhện, chính là nó .Nếu chung ta không có kính lúp thì có thể lấy tay vuốt manh dưói mép lá thì ta tháy có nước màu vàng , dó là cây có thể đả có nhên đỏ cần khám xét lại thậ kỷ để chửa trị .Dùng một tờ giấy trắng để dưới sát cành cây lắt mạnh [rung mạnh cành cây] đem ra chổ có ánh sang quan sát.
3 _Cách phòng và chữa trị:
a- Phòng ngừa
- Lúc chúng ta tuới nước cây nên tưới rửa lá cây để rửa nhện đi, có thể dùng vòi tưới có áp lực hơi mạnh để đẩy nhện văng ra khỏi lá.
- Chúng ta nên tưới đủ nước, để cây có dư nhựa cho cây, cung cấp phần nào nhựa bị mất do nhên đỏ hút, cây không bị kiệt lực mà chết
- Phun nước trên lá thường xuyên, nhên bị ướt và vướng víếu không di chuyển được và làm chậm sự phát triên của nhện.
b_ Chửa Trị:
- Dùng xà bông ;và dầu dùng cho nông nghiệp trôn chung quậy thật đều mà xịt đều lên cây nhất là chú ý dưới mặt lá của cây. Dầu sẽ làm cho nhện bị dính lại và cộng với xà bông làm nhên chết. Nhưng phải chú y đến nồng độ, tùy theo nhiệt đô khí trời và loại cây có sức chịu đụng khác nhau không bị cháy và chết cây. Trước khi áp dung nên pha xà bông và dầu ở nồng độ mình muốn đem xit thử ở một nhánh nhỏ cửa lọai cây mình muống xịt trước. Nếu thấy không bị cháy cây lúc đó mới đem xit tất cả cây.
- Biện pháp hoá học Dùng sản phẩm Actara 25WG (cty Syngenta VN) phun giai đoạn cây mới phúng đọt non, thuốc này đặc trị rất hữu hiệu với nhện đỏ, sâu ăn lá, hầu hết các loại chích hút .
Bên cạnh việc phòng trừ tốt các loại sâu, bọ chích hút trong Actara 25WG còn có thêm hoạt chất Thiamethoxan tạo hiệu ứng làm cho lá xanh mướt và hiệu lực kéo dài. - Nguồn: sưu tầm
Mình thấy trồng ớt rất khó. Chứ không đơn giản là gieo hạt nó sẽ lên
Trả lờiXóa