Hỏi - đáp: Bệnh thán thư, triệu chứng và cách phòng chống?
Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013
---------------------
(*) Nông dân hỏi:
---------------------
- Tôi đọc trên báo thấy nói đến bệnh thán thư nhưng
chưa rõ về tác hại và cách phòng trừ như thế nào. Xin chuyên gia phân tích
giúp?
-------------------------------
(*) Chuyên gia trả lời đáp
-------------------------------
![]() |
Minh hoạ bệnh thán thư - Ảnh: Internet |
Minh hoạ bệnh thán thư trên cây ớt - Ảnh: Internet |
![]() |
Minh hoạ bệnh thán thư họ nhà dưa - Ảnh: caygiong.org |
Bệnh thán
thư khá phổ biến ở các nước trên thế giới. Ở nước ta, bệnh phá hại trên nhiều
loại đậu đỗ như đậu vàng, đậu bở, đậu trách, đậu co ve,… Bệnh xuất hiện và gây
hại trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây từ khi nảy mầm đến khi hình
thành quả.
Cây non mới
mọc, trên lá sò, xuất hiện vết bệnh màu nâu đen hơi lõm xuống. Trên thân (phần
dưới lá sò) có vết bệnh nhỏ màu nâu vàng hơi lõm, kéo dài dần theo chiều dọc của
thân. Bệnh hại cả thân, lá, cuống và quả ở cây lớn. Vết bệnh trên lá hình tròn
hoặc không định hình, xếp theo chiều dài gân lá. Vết bệnh xuất hiện lần đầu ở mặt
dưới lá sau lan rộng và lõm sâu nên thấy rõ cả ở mặt trên lá. Vết bệnh có màu
nâu nhạt rồi thành nâu sẫm có viền đỏ. Trên cuống lá và thân cây, lúc đầu vết bệnh
nhỏ, sau lan ra và lõm sâu xuống tạo thành vết hộc nâu sẫm. Cây bị bệnh hại nặng
không phát triển được, lá vàng rồi rụng. Vết bệnh trên quả có hình tròn nhỏ lúc
mới xuất hiện rồi cũng lan rộng dần ra, hơi lõm, màu nâu đen lõm xuống có khi tới
hạt. Hạt bị bệnh lúc đầu có chấm nhỏ, nâu đen có thể chiếm tới ½ hạt.
Nấm
Colletetrichum Lindemithiamun là nguyên nhân gây ra bệnh. Trong điều kiện độ ẩm
không khí cao 95 – 100%, nhiệt độ 16 – 20 độ C nấm phát sinh, phát triển mạnh.
Nếu độ ẩm dưới 80%, nhiệt độ trên 27 độ C hoặc dưới 13 độ C, bệnh ngừng phát
triển. Với những điều kiện ôn, ẩm độ như vậy nên hầu hết các loại đậu rau trong
vụ đông xuân ở miền Bắc thường bị hại nặng.
Nấm bệnh tồn
tại chủ yếu ở hạt giống và cả trên tàn dư cây bệnh trong đất từ 1 – 2 năm.
(*) Biện pháp phòng trừ:
- Chọn giống chống bệnh hoặc ít bị nhiễm bệnh để trồng.
Tuyệt đối không làm giống bằng hạt ở cây bị bệnh.
- Nếu bệnh chớm xuất hiện trong giai đoạn sinh trưởng
của cây, lại gặp điều kiện thời tiết thích hợp cho bệnh phát triển thì phải
phun Zineb 80WP nồng độ 4/1000, phun kép (lần hai cách lần một từ 3 đến 4 ngày) hoặc Boóc đô 1/1000 với 800
lít/ha.
- Sau thu hoạch phải thu gọn tàn dư cây trồng.Nông dân hỏi:
Chia sẻ:
Chia sẻ
Hỏi-đáp,Hỏi-đáp-sâu-bệnh
2013-10-08T15:33:00+07:00
2013-10-08T15:33:00+07:00
Loading...


CÁC BẠN CÓ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VUI LÒNG VIẾT VÀO Ô COMMENT DƯỚI ĐÂY
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét