Hỏi - đáp: Sâu bệnh hại cây thực phẩm nói chung...?
Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013
---------------------
(*) Nông dân hỏi:
---------------------
- Xin chyên gia cho biết những đặc điểm phát sinh và
phát triển của sâu bệnh hại cây thực phẩm nói chung có liên quan tới công tác
phòng trừ?
---------------------------
(*) Chuyên gia trả lời:
---------------------------
![]() |
Minh hoạ sản phẩm của cây thực phẩm: rau, củ, quả - Ảnh: sưu tầm |
Cây thực phẩm có nhiều chủng loại, thời vụ phức tạp,
tính chất phá hoại của sâu bệnh lại khác nhau. Có loại xuất hiện và phá hoại ngắt
quãng, có loại xuất hiện và phá liên tục từ đầu đến cuối vụ thu hoạch của một
cây rau, chúng sẽ tích thành dịch nếu không có các biện pháp tác động hạn chế.
Do có nhiều chủng loại rau khác nhau nên thành phần
thức ăn của sâu bệnh rất phong phú. Trên thực tế có hai loại sâu bệnh hại thích
hợp với thành phần thức ăn của cây thực phẩm. Đó là:
- Sâu bệnh (nấm bệnh) đa thực: Ví dụ như sâu xám,
xâu khoang, bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ… có thể gây hại đối với rất nhiều loại
cây trồng cũng như đối với nhiều loại rau khác họ.
Đề phòng các loại bệnh này thì biện pháp canh tác,
tác động bằng các điều kiện ngoại cảnh như thời vụ gieo trồng, phân bón, chế độ
nước và các biện pháp sinh học. Chúng là các yếu tô hay điều kiện để hạn chế,
ngăn chặn sự phát sinh, phát triển gây hại.
- Sâu và nấm bệnh đơn thực. Ví dụ như sâu tơ hại
rau họ chữ thập (họ cải), sâu ba ba hại rau muống, rệp rau cải, rệp bắp cải, bệnh
mốc sương trên cà chua, khoai tây… Những
loại sâu và bệnh này chuyên hại một hoặc vài loại rau trong cùng một họ. Nhằm hạn
chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh này cần phải chú ý đến
thành phần thức ăn của chúng, tức là phải bố trí một cách hợp lý các chủng loại
rau trên một vùng qua các vụ, phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp luân
canh.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới, miền Bắc từ lâu đã
hình thành hai vụ sản xuất rau chính là vụ rau đông xuân bắt đầu từ tháng 8,
tháng 9 và kết thúc vào tháng 3, tháng 4
và vụ rau hè thu, bắt đầu vào tháng 4, tháng 5, kết thúc vào tháng 8, tháng 9.
Thời gian chuyển tiếp giữa hai vụ là những tháng giáp vụ rau (kết thúc vụ trước
và bắt đầu vụ sau)
Sâu bệnh thường phát sinh và gây hại nặng vào thời
kỳ rau khan hiếm cả ở trên ruộng lẫn trên thị trường tiêu thụ. Lúc này, phải hết
sức quan tâm đến công tác bảo vệ thực vật để đảm bảo có rau ăn, đồng thời phải
tập trung diệt nguồn sâu, nấm chu chuyển sang vụ sau.
Do đặc điểm của địa hình, đất đai và xã hội nên ở
nước ta đã hình thành những vùng chuyên trồng rau thường gọi là vùng chuyên
canh rau. Ở những vùng này, có nhiều yếu tố và điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh
tập trung gây hại và thường bị hại nặng hơn các vùng khác. Cũng ở đây, nông dân
thường dùng nhiều thuốc hoá học hơn những vùng khác, thậm chí sử dụng rất tuỳ
tiện các loại thuốc về nồng độ, liều lượng, thời gian phun rắc… nên đã hình
thành một số chủng loại sâu chống thuốc (sâu tơ, sâu ba ba) và gây ra ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bởi vậy, công tác phòng trừ sâu bệnh rau, đặc
biệt là ở vùng chuyên canh đòi hỏi phải được thực hiệ nghiêm nghặt tất cả các
khâu của việc sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Chia sẻ:
Chia sẻ
Hỏi-đáp,Hỏi-đáp-sâu-bệnh
2013-10-08T15:39:00+07:00
2013-10-08T15:39:00+07:00
Loading...


CÁC BẠN CÓ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VUI LÒNG VIẾT VÀO Ô COMMENT DƯỚI ĐÂY
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét