Hiệu quả từ việc sử dụng màng phủ nông nghiệp trong canh tác rau xanh
Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013
![]() |
Sử dụng màng phủ nông nghiệp trong canh tác rau - Ảnh: rausach.com.vn |
1.
Tổng quan
- Màng phủ nông nghiệp là vật liệu mới
có nhiều ưu điểm, được đưa vào sử dụng tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại
đây ở Việt Nam.
- Màng phủ nông nghiệp là một dạng
polyetilen (một loại nhựa dẻo, mỏng) chuyên dùng để phủ liếp trồng. Hiện trên thị
trường Việt Nam chỉ có một loại màng phủ là mặt trên có màu xám bạc và mặt dưới
màu đen.
- Kích cỡ đa dạng: có các loại độ rộng
khác nhau từ 0,9m, 1m, 1,2m, 1,4m và 1,6 m; chiều dài: 400 m/cuộn. Thời gian sử
dụng: tương đối lâu, từ 6 đến 10 tháng tuỳ cách sử dụng và bảo quản của người
dùng.
- Mục đích cuối cùng của việc sử dụng màng phủ nông nghiệp là nhằm
mục đích: Tăng hiệu quả kinh tế một cách
ổn định cho người trồng rau.
2.
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP
Bên cạnh những ưu điểm thì màng phủ cũng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm
chưa và đang dần được khắc phục. Do đó tính phổ biến của màng phủ nông nghiệp vẫn
chưa cao. Hiện màng phủ nông nghiệp đã được dùng tại một số tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long như An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp… với diện tích khiêm tốn khoảng
vài trăm hécta đất trồng rau ăn quả như dưa leo, dưa hấu…
2.1.
Ưu điểm:
- Hạn chế côn trùng gây hại:
Do
màng phủ có cấu tạo 2 mặt là 2 màu khác nhau nên tính chất lý hoá là khác nhau.
Mặt trên có màu xám bạc có tác dụng phản xạ ánh sáng mặt trời. Do đó cây trồng
sẽ được cung cấp thêm ánh sáng. Côn trùng vì thế cũng bị xua đuổi. Các loại côn
trùng như: rầy mềm, bù lạch, bọ rầy dưa, sâu ăn tạp cả sâu trưởng thành và ấu
trùng dưới đất.
- Hạn chế bệnh hại:
Màng
phủ cách ly mầm bệnh tấn công từ đất đặc biệt các bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra
như nấm Rhizoctonia, Sclerotium…, các bệnh đốm phấn, thán thư cũng giảm rõ rệt.
- Hạn chế cỏ dại:
Mặt
dưới của màng phủ có màu đen, có tác dụng ngăn ánh sáng mặt trời (tối) nên hạt
cỏ không phát triển được. Do đó giảm được chi phí làm cỏ khi canh tác, đồng thời
giúp cây phát triển tốt hơn do không bị canh tranh dinh dưỡng với cỏ dại.
- Điều hoà độ ẩm mặt đất và giữ cấu
trúc đất:
Mùa
nắng, màng phủ giữ ẩm tốt, ngăn hơi nước bốc hơi. Mùa mưa thì ngăn không cho nước
mưa gây úng rễ, đất cũng không bị nén xuống, vẫn giữ nguyên độ tơi xốp như ban
đầu.
- Giữ phân bón:
Màng phủ ngăn không cho phân bón, đặc biệt là đạm (N) bay hơi, giúp cây
trồng phát triển tốt hơn.
- Hạn chế độ phèn, mặn:
Khi sử dụng màng phủ ở vùng đất bị nhiễm phèn
sẽ ngăn chặn được sự bay hơi của phèn từ tầng đất sâu lên tầng đất mặt.
- Tăng nhiệt độ đất:
Màng phủ giúp duy trì nhiệt độ bề mặt và trong
đất giúp bộ rễ của cây phát triển ổn định, cây tăng trưởng khoẻ.
- Hạn chế chuột:
Do
có bề mặt trơn nên chuột khó bò gốc cây gây hại đến cây trồng.
- Tăng giá trị sản phẩm:
Sử dụng màng phủ trong canh tác rau vừa giúp
nông sản có màu sắc tươi tắn vừa giúp nông sản cách ly với mặt đất nên sạch sẽ,
bán cao giá hơn và tỉ lệ trái loại bỏ cũng ít.
2.2.
Nhược điểm:
- Khó phân huỷ
- Giá thành cao
- Dễ gây ô nhiễm môi trường
3.
KỸ THUẬT SỬ DỤNG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP TRỒNG RAU
3.1.
Chuẩn bị trước khi trồng:
- Lên liếp:
Phải làm biện pháp này thì bộ rễ cây mới phát triển tốt, tưới nước được
dễ dàng. Liếp cao trung bình 15-40 cm tuỳ theo mùa, mùa nắng lên liếp thấp, mưa
lên liếp cao.
Thông thường liếp đơn rộng 0,6 - 1,0 m trồng 1 hàng rau như ớt, cà phổi,
cà chua, dưa leo, khổ qua; sử dụng màng phủ khổ 0,9 m hoặc 1 m. Nhưng trồng dưa
hấu, bí đỏ, bí đao, bầu, mướp... nên dùng khổ 1,2 m trồng 1 hàng trên liếp; lên
liếp rộng 1 - 1,2 m vì bộ rễ chúng phát triển rất rộng. Nếu trồng hàng đôi (2 hàng/liếp)
đối với cà phổi, cà chua, ớt, dưa leo,đậu đũa, đậu cove... dùng màng phủ khổ 1,2
- 1,4 m. Trên đất ruộng, trồng hàng đôi có thể lên liếp rộng 1,2 - 1,5 m trồng 2
hàng dưa leo, nhưng dùng 2 màng phủ (khổ 1 m) đậy song song theo chiều dài liếp,
chừa rảnh giữa rộng khoảng 10 cm và sâu 10 cm để đi lại và tưới thêm lúc thu hoạch
trái rộ sẽ cho năng suất tăng đáng kể.
Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp khổ rộng hơn mặt liếp, trùm kín chân liếp
vì khỏi phải làm cỏ xung quanh mép liếp và giữ độ ẩm tốt hơn.
- Rãi phân lót:
+ Bón vôi, phân chuồng và khoảng 1/4-1/3 tổng lượng
phân hoá học.
+ Lưu ý: Bón nhiều hơn thông thường
khi không sử dụng màng phủ vì sau này khó bón khi đã đậy màng phủ.
- Cách phủ màng phủ:
Mùa nắng:
+ Phơi đất, lên liếp, bón phân lót rồi tưới nước trên mặt liếp
+ Đậy màng phủ kín liếp.
Mùa mưa
+ Lên liếp, bón phân lót
+ Chờ vài ngày cho đất ráo
+ Đậy màng phủ.
- Đục lổ màng phủ:
+
Dùng lon sửa bò hơ nóng trên lửa hoặc cách tương đương
+ Đường kính: 7-8 cm.
- Xử lý mầm bệnh:
Phun thuốc trừ nấm bệnh như Copper B (20 g/10 lít) hoặc Validacin (20
cc/10lít) vào lổ trước khi đặt cây con .
3.2.
Trồng cây:
- Rải một ít đất mịn (đập nhỏ) hoặc trấu
mục, phân chuồng hoai hoặc phân trùn quế vào trong lỗ đã đục. Gieo hạt hoặc đặt cây con vào lổ rồi lắp đất xung
quanh gốc.
- Có sử dụng màng phủ nên cấy cây con sớm
hơn bình thường (cà chua, ớt khoảng 15-20 ngày thay vì 25-30 ngày)..
- Cần xử lý côn trùng phá hại cây con bằng
thuốc hột như Basudin 10H, Regent rải xung quanh gốc sau khi gieo hột hoặc sau khi
cấy cây con.
3.3.
Chăm sóc sau khi trồng:
- Tưới nước:
+ Trước 2 tuần: Bộ rễ cây còn nhỏ, ăn cạn
chưa cần nhiều nước, chỉ cần đủ ẩm nên dùng thùng vòi hoa sen tưới đều trên mặt
liếp giống như tưới nước trồng không màng phủ, tưới 2-4 lần/ngày trong mùa nắng.
Chú ý tăng số lần tưới vào buổi trưa, giúp làm giảm nhiệt độ mặt liếp, cây con
ít bị sốc. Dùng rơm rạ chặt ngắn 10 - 15 cm đậy trên hốc hoặc phủ trấu sau khi gieo.
+ Sau 2 tuần: Bộ rễ cây phát triển đầy đủ
về chiều sâu và rộng, nếu trồng trong mùa nắng tiến hành tưới thấm, bơm nước vào
rãnh, thường 2 - 4 ngày mới tưới một lần. Trên nền đất cát, bơm nước đầy rãnh ngang
tới đỉnh mặt liếp nước thấm từ từ vào trong liếp. Trên đất thịt (thịt pha sét) nền
ruộng lúa, bơm nước cách mặt đỉnh liếp 10-15 cm, chờ nước thấm vào liếp chừng 20-30
phút, dở màng phủ theo dõi độ ẩm đất rồi xả nước ra bớt, giữ mực nước trong rảnh
cách mặt liếp 25 - 30 cm là tốt nhất, mỗi ngày tưới nước một lần.
- Bón phân thúc:
+ Tưới phân vào gốc: Giai đoạn cây nhỏ (dưới
20 ngày tuổi) dùng lon, ấm hoặc thùng vòi pha phân loãng tưới ngay gốc cây (trong
lổ đục) chỉ sử dụng các loại phân dễ tan (Urea hặc DAP) với số lượng ít.
+ Rải phân vào đất: Thường 2 lần vào các
ngày (15-20 ngày và 30-40 ngày sau khi trồng đối với rau ngắn ngày như dưa leo,
khổ qua, đậu đũa, đậu cove,... rải 3 lần đối với rau dài ngày như cà chua, ớt, cà
phổi, đậu bắp (ngoài 2 lần trên bón thêm 1 lần
50-60 ngày). Mỗi lần khoảng 1/4 tổng lượng
phân, có đủ các thành phần dinh dưỡng NPK.
(*) Cách bón phân tổng:
Có hai cách
- Dùng lon đục lổ giữa 2 gốc cây rau hoặc
2 bên gốc cây rau, dùng chày tỉa xom xuống đất sâu 15 cm, rồi dùng muỗng cà phê
múc phân bỏ vào lổ, phân sẽ tan từ từ rất an toàn, nhưng nên bón phân sớm.
- Giở màng phủ lên một bên rãi phân đều cách
gốc 15-20 cm, cách này tốn công và cây dễ bị ngộ độc phân vì rễ non của cây nằm
sát mặt đất (chỉ nên rãi lượng phân nhỏ hoặc nên pha phân loãng để tưới nhiều lần
cho hiệu quả tốt hơn).
4.
HIỆU QUẢ CỦA MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP
Khi trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp thì hiệu quả canh tác rau thấy
rõ, thể hiện ở các mặt sau:
- Năng suất rau bình quân:
Cao hơn phương pháp canh tác truyền thống (phủ rơm hoặc không phủ) từ 10
- 30% trong điều kiện canh tác bình thường, tuy nhiên ở những vùng đất có nhiều
khó khăn như tỉ lệ cát cao.
- Giá thành sản phẩm đầu ra:
Cao hơn khoảng 20-30% so với cách truyền thống sau khi đã trừ hết các chi phí đầu tư kể cả chi phí màng phủ. Bởi vì sử dụng màng phủ giảm chi phí làm cỏ, thuốc trừ sâu bệnh và phân bón.
Cao hơn khoảng 20-30% so với cách truyền thống sau khi đã trừ hết các chi phí đầu tư kể cả chi phí màng phủ. Bởi vì sử dụng màng phủ giảm chi phí làm cỏ, thuốc trừ sâu bệnh và phân bón.
- Cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền
(phủ rơm):
Giúp nông dân đở cực khổ hơn trong việc chăm sóc hàng ngày (như tưới nước, làm cỏ, phun thuốc sâu).
Giúp nông dân đở cực khổ hơn trong việc chăm sóc hàng ngày (như tưới nước, làm cỏ, phun thuốc sâu).
- Đời sống người nông dân từng bước được
nâng cao:
Bởi thu nhập khá hơn.
Bởi thu nhập khá hơn.
Nguồn:
Tóm tắt bài viết
"Kỹ thuật sử dụng màng phủ nông nghiệp - ThS. Trần Thị Ba - Trường Đại học Cần Thơ"
Chia sẻ:
Chia sẻ
Kỹ-thuật-trồng,Trồng-rau-ăn-lá,Trồng-rau-ăn-quả
2013-10-15T01:05:00+07:00
2013-10-15T01:05:00+07:00
Loading...


CÁC BẠN CÓ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VUI LÒNG VIẾT VÀO Ô COMMENT DƯỚI ĐÂY
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét